Chi tiết tin tức
03/12/2013
Thêm nhiều giáo viên hoàn thành khóa tập huấn Giảng viên TOEIC

Hà Nội, ngày 29/11-1/12/2013, các giáo viên tiếng Anh của nhiều Trường Đại học lớn nhỏ tại khu vực Miền Bắc đã tham gia và hoàn thành Khóa tập huấn “Giảng dạy tiếng Anh định hướng chuẩn quốc tế TOEIC” (TOEIC® Propell® Teacher Workshop).

Khóa tập huấn do Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ, thông qua cơ quan đại diện chính thức và duy nhất tại Việt Nam – IIG Việt Nam tổ chức nhằm hỗ trợ các trường Đại học, Cao đẳng có nhu cầu áp dụng chuẩn tiếng Anh TOEIC trên cả nước, giúp giáo viên tiếng Anh có cơ hội làm quen và có phương pháp giảng dạy tiếng Anh theo định hướng TOEIC. Giảng viên hướng dẫn của Khóa tập huấn là cô Nguyễn Huệ Chi và cô Nguyễn Diệu Linh – Chuyên gia giảng dạy TOEIC hàng đầu (Master Trainer) được ETS trực tiếp đào tạo và công nhận.

 

 

 

Nhóm giảng viên Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên nhận chứng chỉ hoàn thành khóa tập huấn

 

TOEIC là bài thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh như thực tế sử dụng trong môi trường công việc. Với các nhà tuyển dụng, bài thi này là công cụ chính xác và khách quan để chuẩn hoá trình độ Anh ngữ cho từng vị trí công việc, kiểm tra trình độ tiếng Anh của nhân viên, đưa ra các tiêu chí tuyển dụng, đề bạt và sắp xếp cán bộ… Những người đi xin việc và sinh viên sắp tốt nghiệp có thể sử dụng bài thi TOEIC để kiểm định trình độ tiếng Anh của bản thân và dùng chứng chỉ TOEIC để tìm kiếm việc làm phù hợp nguyện vọng.

 

Với tiêu chí đào tạo theo nhu cầu xã hội, các trường và cơ sở đào tạo ngoại ngữ càng cần thiết sử dụng TOEIC để kiểm tra trình độ đầu vào của học viên, theo dõi sự tiến bộ của họ cũng như đánh giá hiệu quả của những khóa học tiếng Anh… Chính vì những lợi ích chung đối với từng nhóm đối tượng nêu trên, bài thi TOEIC ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Hiện nay, TOEIC được coi là bài thi uy tín nhất để đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh trong môi trường làm việc quốc tế tại hơn 150 quốc giatrên thế giới với hơn 7 triệu bài thi/năm. Riêng tại Việt Nam, TOEIC đã và đang được sử dụng làm chuẩn đầu ra tạihơn 127 trường Đại học, Cao đẳng, hệ thống trường nghề và là tiêu chuẩn tuyển dụng và đánh giá tại hơn 350 tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn trên toàn quốc. Khóa tập huấn TOEIC® Propell® Teacher Workshop được Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ thiết kế dành riêng cho các giáo viên dạy tiếng Anh theo định hướng TOEIC. Kể từ lần đầu tiên được giảng dạy tại Việt Nam vào năm 2009, đã có trên 1.000 giáo viên các trường Đại học và Cao đẳng tham gia khóa tập huấn và đạt được nhiều kết quả khả quan.

 

 

Các học viên vừa tốt nghiệp Khóa TOEIC®Propell® Teacher Workshop 29/11-1/12/2013

 

Với môi trường học tập hiện đại và mang tính tương tác cao, khóa tập huấn TOEIC® Propell® Teacher Workshopđã cung cấp cho giáo viên các kiến thức, kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu để chinh phục bài thi TOEIC, bồi dưỡng và nâng cao phương pháp xây dựng chương trình và tổ chức hoạt động trong lớp học, trên cơ sở đó phát huy tối đa hiệu quả của khóa đào tạo, giúp sinh viên chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi TOEIC. Sau khi hoàn thành khóa tập huấn, học viên nhận được chứng chỉ về kỹ năng giảng dạy chuyên nghiệp theo định hướng TOEIC do ETS và IIG Việt Nam cấp. Ngoài ra, qua 3 ngày tập huấn, các giáo viên còn thu thập thêm được nhiều thông tin, kinh nghiệm về giảng dạy TOEIC tại Việt Nam, cũng như thiết lập được một mạng lưới với các đồng nghiệp mới để chia sẻ hay tìm kiếm hỗ trợ về ý tưởng, nội dung, nguồn tài liệu hay phương pháp giảng dạy Anh ngữ…

Khóa tập huấn TOEIC® Propell® Teacher Workshop sẽ được tổ chức định kỳ trên cả nước. Để đăng ký tham dự, vui lòng liên hệ với IIG Việt Nam: customercare@133.240; Điện thoại: 04 3773 2411 (Máy lẻ: 682; 162) hoặc 08 3 990 5888 (Máy lẻ: 688).

Tags

Sự kiện và Hợp tác
Xem thêm
Sanako
Xem thêm
TOEFL
Xem thêm
TOEFL Challenge
Xem thêm
Cuộc thi MOSWC
Xem thêm
Hội thảo
Xem thêm
Các cuộc thi
Xem thêm
Quy định và Thông báo
Xem thêm
Tin bài khác
Xem thêm
ETS phối hợp cùng Bộ GDĐT triển khai chương trình tập huấn quy mô lớn nhằm nâng cao năng lực khảo thí giáo dục Việt Nam