Vũ Nguyễn Dung Nhi (THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội) trúng tuyển Trường Đại học Luật Hà Nội nhờ quy đổi điểm TOEFL ITP 587/677 sang điểm 10 môn tiếng Anh.
Mùa tuyển sinh năm 2023, nhiều trường Đại học trên cả nước, đặc biệt là các trường Đại học top đầu áp dụng phương thức xét tuyển với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như TOEFL ITP, TOEFL iBT theo hình thức xét tuyển kết hợp, quy đổi điểm thi môn tiếng Anh hay xét tuyển kết hợp. Bởi vậy, chứng chỉ tiếng Anh quốc tế là một điểm cộng rất lớn trong hồ sơ xét tuyển Đại học, giúp thí sinh tăng ưu thế cạnh tranh.
Trường Đại học Luật Hà Nội đã đưa phương thức xét tuyển kết hợp hoặc quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế vào xét tuyển tuyển sinh trong nhiều năm.
Năm nay, trường quy định trong phương thức xét tuyển kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: thí sinh đạt TOEFL ITP 587, TOEFL iBT 95 trở lên tương ứng 10 điểm môn tiếng Anh; TOEFL ITP 563, TOEFL iBT 85 trở tương ứng 9,5 điểm; TOEFL ITP 537, TOEFL iBT 75 trở lên tương ứng 9.0 điểm môn tiếng Anh.
Do đó, Nhi chọn phương thức xét tuyển kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT và quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế TOEFL ITP. Nữ sinh đã chuẩn bị phương án ôn tập môn tiếng Anh và tham gia kỳ thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế TOEFL ITP từ tháng 3 và đạt kết quả cao. Với lợi thế này, tân sinh viên Đại học Luật có thể giảm áp lực thi cử và tăng cơ hội trúng tuyển.
“Em quyết định chọn TOEFL ITP bởi chứng chỉ này vừa sức với bản thân. Em quyết tâm giành điểm số mục tiêu trong thời gian cố định, còn lại, em tập trung cho các môn học khác”, cô gái sinh năm 2005 nói thêm.
Tương tự Dung Nhi, Nguyễn Hồng Minh (Hà Nội) cũng dành nhiều thời gian nghiên cứu và lựa chọn chứng chỉ tiếng Anh quốc tế phù hợp với bản thân. Em đặt mục tiêu giành điểm cao và sử dụng để xét tuyển đại học. Sau hai lần thi, Minh giành được 530 điểm, được quy đổi tương ứng 9,5 điểm môn tiếng Anh và trúng tuyển vào Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Trong khi đó, không cần thông qua điểm thi tốt nghiệp THPT, Thùy Linh (Phú Thọ) giành suất tuyển thẳng vào Học viện Ngoại Giao với phương thức xét tuyển học bạ kết hợp với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế TOEFL iBT 91/120 điểm.
Ngoài các trường này, Đại học Ngoại Thương, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cũng nhiều trường, học viện khác trên toàn quốc cũng sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế TOEFL.
Với giá trị thời hạn trong vòng hai năm, các sĩ tử sinh năm 2006 có thể tìm hiểu, lựa chọn một chứng chỉ tiếng Anh vừa sức và chuẩn bị để “chạy đà” cho mục tiêu chinh phục ngành học, ngôi trường yêu thích.
Các chuyên gia từ tổ chức giáo dục IIG đánh giá Chứng chỉ điểm TOEFL ITP được công nhận toàn cầu và có độ khó vừa sức với học sinh THPT, phù hợp cho mục tiêu chinh phục các trường đại học. Thí sinh thực hiện bài thi hai kỹ năng Nghe và Đọc, từ đó, đánh giá gián tiếp kỹ năng Nói và Viết. Bên cạnh đó, nội dung thi có mức độ tương đồng khá lớn với chương trình đào tạo tiếng Anh bậc THPT tại Việt Nam. Lệ phí dự thi TOEFL ITP cũng thấp hơn nhiều chứng chỉ khác, giúp tiết kiệm chi phí cho phụ huynh và học sinh.
Ngoài ra, nếu lựa chọn vừa cho mục tiêu cạnh tranh vào các trường đại học trong nước và chuẩn bị hồ sơ du học, TOEFL iBT mang đến nhiều lợi thế cho thí sinh với việc đánh giá toàn diện 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết.
Hầu hết các trường đại học trong nước đều đưa chứng chỉ TOEFL iBT là một lựa chọn trong phương thức xét tuyển. Trên thế giới, hơn 12.000 tổ chức tại hơn 160 quốc gia sử dụng điểm TOEFL iBT để đưa ra các quyết định quan trọng trong đánh giá hồ sơ du học, tuyển sinh, nhập cư như tại Mỹ, Anh, Canada, Đức…
Tại Việt Nam, thí sinh có thể đăng ký dự thi bài thi TOEFL tham khảo thông tin từ Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam – đại diện quốc gia của Viện Khảo thí Giáo dục Mỹ (ETS) tại Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar.
Tags