Chi tiết tin tức
27/04/2019
Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế

Năm 2019, nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế kết hợp thành tích học tập và kết quả thi THPT.

Tuyển sinh bằng các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế là phương thức được nhiều trường đại học lớn trên thế giới sử dụng. Điều này giúp các em giỏi tiếng Anh có nhiều cơ hội khi xét tuyển vào những trường, ngành học cạnh tranh. Học sinh có thể nắm bắt xu hướng này để trang bị chứng chỉ sớm vì phần lớn chứng chỉ có giá trị trong hai năm.

Đại học Ngoại Thương

Năm nay, trường thông báo tuyển sinh năm theo 4 phương thức: Xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập 3 năm THPT; chứng chỉ quốc tế và kết quả thi THPT quốc gia năm 2019; kết quả thi THPT quốc gia năm 2019; xét tuyển thẳng. Trong đó hai phương án đầu được áp dụng với các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh hoặc ngành ngôn ngữ, ngôn ngữ Thương mại.

Để nộp hồ sơ xét tuyển, học sinh cần có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt TOEFL ITP từ 550 trở lên, TOEFL iBT từ 90 trở lên.

Đại học Kinh tế quốc dân

Trường xét tuyển kết hợp thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày 22/6) đạt TOEFL ITP 550 trở lên, TOEFL iBT 90 trở lên và có tổng điểm thi THPT quốc gia năm 2019 của môn Toán và một môn bất kỳ (trừ môn Tiếng Anh) đạt từ 14 điểm trở lên (gồm cả điểm ưu tiên). Các thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển kết hợp còn được ưu tiên khi tham gia tuyển sinh vào chương trình tiên tiến và chất lượng cao của trường.

Đại học Kinh tế quốc dân xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế và điểm thi THPT quốc gia.

Một số trường đại học không dùng riêng phương án xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ nhưng cũng quy định quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh sang điểm xét tuyển.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trường áp dụng quy đổi điểm chứng chỉ TOEFL ITP, TOEFL iBT sang điểm tiếng Anh xét tuyển. Trong đó mức điểm tối đa có thể quy đổi là 10, tương ứng với 550 TOEFL ITP hoặc 77 TOEFL iBT.

Đại học Luật Hà Nội

Trường xét tuyển qua hai hình thức, dựa trên kết quả học tập 3 năm bậc THPT và kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019. Với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT, học sinh có thể sử dụng chứng chỉ tiếng Anh để quy đổi thay điểm trung bình cộng môn tiếng Anh. Cụ thể TOEFL ITP 627 điểm, TOEFL iBT 95 được quy đổi tương ứng 10 điểm.

Trước thông tin các trường đại học lựa chọn chứng chỉ tiếng Anh làm tiêu chí xét tuyển, nhiều học sinh đã chuẩn bị và có dự định thi lấy chứng chỉ này từ lớp 11, 12.

Minh Anh, học sinh trường Phan Huy Chú cho biết: “Em định nộp hồ sơ vào đại học Kinh tế quốc dân nên đã thi sẵn chứng chỉ TOEFL ITP. Ở trường em, học sinh được làm bài đánh giá năng lực bằng TOEFL ITP từ lớp 10. Bài thi này không trực tiếp kiểm tra phần nói, viết, dạng bài cũng không phức tạp nên em thấy tự tin khi làm bài. Ở lớp em, nhiều bạn cũng thi TOEFL ITP để được miễn thi tốt nghiệp vì lệ phí thi hợp lý so với TOEFL iBT hay IELTS”.

“Thi chứng chỉ không chỉ giúp em có nhiều cơ hội được nhận vào đại học mà còn nâng cao khả năng tiếng Anh. Em định theo học chuyên ngành dạy bằng tiếng Anh nên thấy điều này rất cần thiết”, Thùy Linh, trường THPT Phan Đình Phùng chia sẻ.

Các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế phổ biến được nhiều đại học chấp nhận là: TOEFL ITP, TOEFL iBT. Bài thi TOEFL ITP phù hợp với học sinh có dự định học trong nước; TOEFL iBT phù hợp hơn với các bạn có mong muốn du học.

Ngoài ra, TOEFL ITP còn được nhiều chương trình học bổng danh tiếng lựa chọn là tiêu chí đánh giá khả năng tiếng Anh của thí sinh, đặc biệt là các chương trình học bổng chính phủ hay học bổng đến từ các quỹ lớn. Đơn cử, học bổng Fulbright, VEF, Ford Foundation, học bổng phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản (JDS)…

(Theo vnexpress)

Sự kiện và Hợp tác
Xem thêm
Sanako
Xem thêm
TOEFL
Xem thêm
TOEFL Challenge
Xem thêm
Cuộc thi MOSWC
Xem thêm
Hội thảo
Xem thêm
Các cuộc thi
Xem thêm
Tin bài khác
Xem thêm
ETS phối hợp cùng Bộ GDĐT triển khai chương trình tập huấn quy mô lớn nhằm nâng cao năng lực khảo thí giáo dục Việt Nam