Chiều ngày 14/7, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Ngoại giao phối hợp với các tổ chức quốc tế tổ chức Diễn đàn “Tương lai việc làm trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và cách mạng công nghiệp 4.0 – Phát triển kỹ năng thiết yếu cho thanh niên Việt Nam”. Ông Đoàn Hồng Nam – Chủ tịch IIG Việt Nam đã tham dự và phát biểu tại Diễn đàn.
Diễn đàn được tổ chức với sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ lao động, Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mình Vũ, cùng sự tham dự của hàng trăm đại biểu là lãnh đạo một số Ủy ban của Quốc hội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao, các diễn giả đến từ các tổ chức quốc tế như: Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á, Tổ chức Lao động quốc tế ILO, Đại sứ quán các nước Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Úc, Đại diện Liên minh Châu Âu tại Việt Nam; lãnh đạo, giáo viên của 200 cơ sở giáo dục nghề nghiệp; lãnh đạo, cán bộ các sở Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố, lãnh đạo các Hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tập đoàn và doanh nghiệp, chuyên gia huấn luyện kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia, các đại sứ kỹ năng nghề.
Tại diễn đàn, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng chỉ rõ, để duy trì và nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, Việt Nam buộc phải đẩy nhanh tốc độ tăng năng suất lao động, coi đây là đòn bẩy kinh tế then chốt, là nhân tố chủ đạo hình thành lợi thế cạnh tranh quốc gia. Tăng năng suất lao động trong giai đoạn tới đây phải dựa chủ yếu vào nhân tố đổi mới sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ mới, nhưng muốn đổi mới, sáng tạo, thì phải quan tâm phát triển nguồn nhân lực nói chung, nhất là phát triển kỹ năng nghề nghiệp của người lao động, đặc biệt là lao động trẻ.
Chia sẻ về các giải pháp nhằm đáp ứng mục tiêu trên, tại Diễn đàn, ông Đoàn Hồng Nam – Chủ tịch IIG Việt Nam đã phân tích về sự thiết yếu của kỹ năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh và kỹ năng Tin học đối với các lao động trẻ tại Việt Nam. Bộ LĐTBXH đã ban hành Quyết định công bố danh mục đơn vị năng lực cơ bản bao gồm: ứng xử nghề nghiệp, thích nghi nghề nghiệp, ứng dụng công nghệ số, an toàn lao động, rèn luyện sức khỏe nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, theo ông Đoàn Hồng Nam, song hành cùng sáu năng lực trên, ứng dụng công nghệ số và khả năng ngoại ngữ được xác định là những kỹ năng cơ bản, quan trọng và thiết yếu giúp người lao động chủ động trong việc thích nghi nghề nghiệp, những sự dịch chuyển mạnh mẽ về cơ hội, xu hướng việc làm trong bối cảnh toàn cầu hóa và toàn bộ nền kinh tế các nước chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid – 19.
Thực tế, để các kỹ năng ứng dụng công nghệ số và ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh được đánh giá chính xác và áp dụng trên phạm vi toàn cầu, trên thế giới đã có những tổ chức chuyên nghiệp nghiên cứu và đưa ra các chuẩn đánh giá chính xác, các thước đo năng lực về ứng dụng công nghệ số và tiếng Anh theo nhiều cấp độ, phù hợp với yêu cầu của các vị trí công việc khác nhau, tạo điều kiện cho người lao động chứng minh được kỹ năng tiếng Anh và Tin học của mình.
Về tiếng Anh: TOEIC – bài thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh trong môi trường làm việc quốc tế của Viện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ (ETS) là chuẩn đánh giá phổ biến nhất trên thế giới. TOEIC được sử dụng rộng rãi tại hơn 150 quốc gia với hơn 7 triệu bài thi/năm và là bài thi uy tín nhất được hơn 14.000 tổ chức công nhận và sử dụng.
Về Tin học: Chứng chỉ IC3 – Digital Literacy Certification – chứng nhận quốc tế về kỹ năng sử dụng máy tính và internet và các ứng dụng công nghê số được đánh giá là thước đo đánh giá kỹ năng số phổ biến nhất do Tổ chức khảo thí tin học hàng đầu thế giới Certiport – Pearson VUE (Hòa Kỳ) phát triển. IC3 có mặt tại hơn 140 quốc gia trên thế giới với khoảng 4 triêu bài thi được tổ chức mỗi năm.
Tại Việt Nam, TOEIC & IC3 cũng đang được gần 100 trường đại học, cao đẳng, trường THPT… dùng làm chuẩn đầu ra và hơn 300 doanh nghiệp sử dụng làm chuẩn tuyển dụng và đánh giá năng lực các vị trí nhân sự. Đặc biêt, tại quyết định số 761/QĐ-TTg,và quyết định 1363/QĐ-TTg, ngày 11/10/2019, TOEIC & IC3 được dùng làm chuẩn đánh giá trình độ năng lực ngoại ngữ và tin học đối với 100% sinh viên và giáo viên các trường nghề chất lượng cao.
Cũng có mặt tại hội thảo, bà Valentina Barucci, quyền Giám đốc Tổ chức lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam đã đánh giá rất cao giải pháp của ông Đoàn Hồng Nam trong việc cần nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số và khả năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh cho lao động trẻ Việt Nam. Bà Valentina Barucci cho rằng nếu sở hữu hai kỹ năng này, người lao động coi như đã có được tấm hộ chiếu công việc để có thể làm việc ở bất cứ đâu, không giới hạn phạm vi lãnh thổ và ngôn ngữ.
Trước những ảnh hưởng lớn từ Covid – 19, người lao động đang gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận thị trường việc làm. Số lượng việc làm mới đang giảm, tỷ lệ thất nghiệp đang tăng cao, thêm vào đó là làn sóng mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0 khiến yêu cầu về chất lượng nguồn lao động càng được đòi hỏi khắt khe hơn. Việc các lao động trẻ cần sở hữu các chứng chỉ về tiếng Anh và Tin học như TOEIC, IC3 là thiết yếu giúp tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động trong nước và quốc tế.
Để được tư vấn về chứng chỉ TOEIC, IC3, vui lòng liên hệ:
Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam
Emai: info@iigvietnam.edu.vn
Hotline: 1900 636 92