Trước yêu cầu ngày càng khắt khe của nguồn lao động chất lượng cao thời kỳ hội nhập, áp lực đặt lên các trường Đại học, Cao đẳng – “nguồn cung” nhân lực cho nền kinh tế đất nước. Để thành công, các trường rất cần có một chiến lược sắc bén cùng lộ trình đào tạo bài bản, khép kín và toàn diện, đặc biệt với bộ môn ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng – kỹ năng không thể thiếu cho sinh viên bước vào thị trường việc làm.
Trên thực tế, các nhà trường hiện đang phải đối mặt với một áp lực khá lớn của hoạt động giảng dạy, trong đó khối lượng giảng dạy tiếng Anh thường xuyên ở tình trạng quá tải so với số lượng giảng viên tiếng Anh trong trường, một phần dẫn tới khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng đào tạo trong các trường CĐ-ĐH hiện nay.
Một áp lực khác đến từ sự phân hóa trình độ đầu vào của sinh viên khá chênh lệch, gây khó khăn cho công tác phân loại và xếp lớp học. Những năm gần đây, có nhiều sinh viên đạt trình độ ngoại ngữ tốt khi nhập học, có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, có điểm đầu vào dựa trên bài thi THPT quốc gia cao, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại lượng sinh viên có trình độ đầu vào rất thấp.
Việc giải quyết bài toán liên quan đến những vấn đề trên cần có giải pháp căn cơ, dài hạn và bền vững. Trong đó, ngay từ khâu sàng lọc đầu vào sinh viên để phân loại, xếp lớp và có phương án đào tạo phù hợp là yếu tố vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần tăng cường áp dụng các giải pháp đào tạo mới, tích hợp công nghệ hiện đại để khơi dậy niềm yêu thích và khả năng tự học của sinh viên, giảm tải thời gian giảng dạy trực tiếp cho giảng viên. Đặc biệt, công tác đánh giá trình độ của sinh viên cuối khóa cũng cần được chú trọng và hướng tới những chuẩn đánh giá uy tín nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của sinh viên.
Giải pháp nâng cao trình độ tiếng Anh đạt chuẩn quốc tế
Một giải pháp được hơn 100 trường Đại học trong nước áp dụng trong những năm qua và nhận được kết quả khả quan đó là việc xây dựng lộ trình đào tạo tiếng Anh theo chuẩn quốc tế TOEIC. Trong đó, việc sử dụng bộ ba giải pháp gồm: bài thi sàng lọc đầu vào TOEIC Placement Test,chương trình học trực tuyến English Discoveries (ED) và bài thi đánh giá đầu ra TOEIC quốc tế đã mang tới những giá trị cộng hưởng, tạo nên bước tiến đáng kể trong công tác đào tạo tiếng Anh tại các trường ĐH-CĐ.
TOEIC Placement Test là bài kiểm tra đánh giá trình độ, năng lực tiếng Anh của sinh viên ngay từ năm thứ nhất do Viện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ (ETS) biên soạn. Bài thi có cấu trúc và độ khó tương đương với bài thi TOEIC quốc tế, nhưng chi phí tiết kiệm hơn đến 80%. Việc sử dụng kết quả bài kiểm tra đầu vào TOEIC Placement Testđã giúp nhà trường xác định và phân loại trình độ tiếng Anh của sinh viên, từ đó có căn cứ chính xác để xếp lớp, xây dựng giáo án phù hợp với từng mức trình độ sinh viên.
Bên cạnh việc tận dụng tối đa lợi thế của bài thi phân loại trình độ tiếng Anh đầu vào sinh viên, việc ứng dụng giải pháp đào tạo tiên tiến bậc nhất thế giới thông qua phần mềm English Discoveries (ED) đã giúp các trường đạt được hiệu quả rõ rệt theo mô hình đào tạo tiếng Anh chuẩn quốc tế.
ED là chương trình học tiếng Anh trực tuyến với thiết kế 10 khóa học tương ứng với trình độ từ cơ bản đến nâng cao (A1 – C1) theo khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu (CEFR). Mỗi khóa gồm 8-10 Units, với các chủ đề về cuộc sống thường ngày, giáo dục, hướng nghiệp, kinh doanh, công sở. Mỗi khóa học được thiết kế để học tập và thực hành đủ 4 kỹ năng nghe-nói-đọc-viết trong khoảng 100 giờ.
Với lợi ích vượt trội, ED đã giúp nhà trường giải quyết được khó khăn lớn nhất về trình trạng quá tải trong khối lượng giảng dạy tiếng Anh; đồng thời giúp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo và uy tín của nhà trường.
Việc kết hợp lộ trình toàn diện từ đánh giá trình độ đầu vào thông qua bài thi TOEIC Placement Test, đào tạo bằng chương trình ED tích hợp và đánh giá chuẩn đầu ra theo TOEIC quốc tế là hướng đi sáng suốt, bắt kịp với xu hướng giáo dục tân tiến của thế giới, giúp nhà trường đạt hiệu quả tối ưu trong công tác giảng dạy tiếng Anh
Trong hơn 40 năm qua, chuẩn đào tạo và đánh giá TOEIC do ETS phát triển đã được sử dụng rộng rãi tại hơn 160 quốc gia trên thế giới. TOEIC cũng là bài thi uy tín nhất được hơn 14.000 tổ chức sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh trong môi trường làm việc quốc tế. Tại Việt Nam, TOEIC đã và đang được sử dụng làm chuẩn đầu ra tại hơn 130 trường Đại học, Cao đẳng, hệ thống trường nghề và là tiêu chuẩn tuyển dụng, đánh giá nhân sự của gần 500 tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn trên toàn quốc.
Minh chứng hiệu quả từ thực tiễn
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (CNBCVT) là một trong những trường tiên phong ứng dụng bộ đôi TOEIC Placement Test vàEnglish Discoveries trong hoạt động đào tạo tiếng Anh theo chuẩn quốc tế TOEIC cho sinh viên hệ đại trà.
Tính từ năm 2018 đến nay, Học viện CNBCVT đã có gần 10.000 sinh viên tốt nghiệp với chứng chỉ TOEIC quốc tế. Theo khảo sát của nhà trường về tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, năm 2017 (trước khi áp chuẩn tiếng Anh đầu ra TOEIC) chỉ có khoảng 12% sinh viên sau khi ra trường đủ điều kiện làm việc tại các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. Đến năm 2019, con số này đã tăng lên gần 20%. Đây là kết quả đáng mừng khẳng định hiệu quả của chính sách đào tạo cũng như ngày càng nâng tầm vị thế của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Hay như trường ĐH Kiến Trúc Hà Nội cũng đã 3 năm sử dụng TOEIC Placement Test để đánh giá đầu vào sinh viên và sử dụng Chương trình giảng dạy Tiếng Anh theo chuẩn TOEIC kết hợp ED do đội ngũ chuyên gia hàng đầu của IIG thiết kế, xây dựng và chuyển giao đưa vào giảng dạy cho sinh viên hệ chính quy của nhà trường. Năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp, nhằm đảm bảo an toàn cho sinh viên, ĐH Kiến trúc Hà Nội đã tổ chức thành công kỳ thi TOEIC Placement Test cho hơn 2000 sinh viên năm nhất theo hình thức Exam From Home – thi trực tuyến tại nhà. Đánh giá về hiệu quả của bài thi, phía Nhà trường cho hay:“Bài thi TOEIC Placement Online được chúng tôi coi như chiếc “phao cứu trợ” trong điều kiện Covid. Mặc dù sinh viên không phải tới trường thi trực tiếp, song quy trình tổ chức thi theo chuẩn quốc tế của ETS đưa giúp Nhà trường có được kết quả đánh giá chính xác”. Đại diện trường cũng nhấn mạnh “chương trình ED giúp kế hoạch giảng dạy của toàn trường vẫn diễn ra bình thường bất chấp diễn biến của dịch bệnh”.
Là một trong những trường Đại học nhiều lần sử dụng bài thi TOEIC Placement Test để đánh giá, phân loại trình độ tiếng Anh đầu vào cho sinh viên, đại diện ĐH Bách Khoa TP.HCM chia sẻ: “Kết quả bài thi gửi về rất nhanh và được thực hiện bằng hệ thống nên chúng tôi có thể mau chóng sắp xếp lớp học phù hợp mà không tốn nhiều công sức. Khi đứng lớp giảng dạy, năng lực của sinh viên trong mỗi lớp khá đồng đều, chứng tỏ việc phân loại đầu vào của bài thi quốc tế TOEIC Placement Test đã đạt hiệu quả như mong đợi”. Nhằm đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh, bắt đầu từ năm 2022, cùng với lộ trình đánh giá đầu vào bằng bài thi TOEIC Placement Nhà trường cũng triển khai giảng dạy chương trình đào tạo tiếng Anh định hướng chuẩn TOEIC quốc tế kết hợp chương trình trực tuyến ED cho sinh viên.
Còn với trường Đại học Công nghiệp TPHCM, việc triển khai đánh giá đầu vào tiếng Anh bằng TOEIC Placement Test nhận được sự ủng hộ tích cực từ cả phía giảng viên và sinh viên. “Không chỉ giảng viên trong trường mong đợi mà ngay cả các em sinh viên của chúng tôi cũng cảm thấy vô cùng háo hức vì sẽ được đánh giá năng lực theo chương trình do Mỹ biên soạn. Các kiến thức của bài thi TOEIC và TOEIC Placement Test đều sát với thực tiễn khi đi làm. Nhờ vậy, sinh viên có thể nhận biết bản thân đang thiếu sót ở mảng nào để lên kế hoạch bù đắp kiến thức ngay từ bây giờ”, đại diện trường ĐH Công nghiệp TPHCM cho biết.
Sau nhiều năm phát triển và áp dụng vào thực tiễn, bài thi sàng lọc đầu vào TOEIC Placement Test,chương trình học trực tuyến English Discoveries (ED) và bài thi đánh giá đầu ra TOEIC quốc tế đã trở thành bộ ba không thể thiếu đối với chương trình đào tạo tiếng Anh theo chuẩn quốc tế mới của nhiều cơ sở giáo dục uy tín tại Việt Nam. Điển hình như ĐH KHXH&NV TPHCM, Học viện CNBCVT, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.HCM và mới nhất là 2 trường ĐH Top đầu gồm ĐH Bách Khoa Hà Nội và ĐH Bách Khoa TP.HCM.
Hướng đi mạnh mẽ và đúng đắn này không chỉ mang lại hiệu quả vượt trội trong hoạt động đào tạo tiếng Anh trong nhà trường mà còn góp phần kiến tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập.